Tay Bị Xước Măng Rô Thiếu Chất Gì? Cách Xử Lý Xước Măng Rô

Một số người khi bị xước măng rô thường có tâm lý lo lắng, tự ti. Điều này có thể gây ra một số ảnh hưởng về thẩm mỹ cũng như gây đau, giảm độ tự tin khi ra ngoài. Vậy nguyên nhân của xước măng rô là gì, xử lý ra sao, hãy cũng tìm hiểu những câu hỏi đó qua bài viết này nhé!

Bị xước măng rô là gì?

Xước măng rô hay còn gọi là móng rô là tình trạng da ở quanh vùng móng tay bị bong ra và xước thành từng sợi. Tình trạng này có thể gây đau, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến cho bạn bị đau vùng da rách. Đặc biệt, tình trạng này thường thấy hơn ở trẻ em, do sự thiếu một số dưỡng chất cần thiết của cơ thể. Tuy nhiên, xước măng rô cũng không hề ít phổ biến ở người lớn.

Xước măng rô là một tình trạng rất phổ biến trong cộng đồng
Xước măng rô là một tình trạng rất phổ biến trong cộng đồng

Tay bị xước măng rô là do thiếu chất gì? Nguyên nhân là do đâu

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng xước măng rô. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu việc này là do thiếu một số dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể, trong đó chủ yếu là vitamin C, acid folic, canxi… Ở trẻ em, do việc xây dựng chế độ ăn cho trẻ chưa phù hợp, cũng như việc trẻ có xu hướng lười ăn một số loại thực phẩm như rau, trái cây… khiến trẻ thường xuyên bị thiếu các chất này. Tuy nhiên, ngoài lý do thiếu dưỡng chất, cũng có nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng này, ví dụ như:

  • Tiếp xúc nhiều với nước: Người thường xuyên phải tiếp xúc với nước, ví dụ như thường xuyên bơi lội, làm việc nhà như rửa bát, giặt quần áo bằng tay, lau dọn nhà cửa… đều có nguy cơ bị xước măng rô. Khi da tiếp xúc nhiều với nước, đặc biệt là các chất tẩy rửa, da dễ bị khô, bong tróc.
  • Thói quen cắn móng tay: Một số người có một thói quen xấu, đó là cắn móng tay. Đôi khi, cắn móng tay ảnh hưởng lên da, gây tróc da và xước măng rô.
  • Các bệnh lý da liễu: Một số bệnh lý da liễu cũng có thể khiến bạn bị xước măng rô như viêm da do vi khuẩn, vi rút, bấm, eczema… Các bệnh này có thể gây ra các tổn thương ở vùng da gần móng tay, gây ra xước măng rô, thậm chí có thể ảnh hưởng đến móng tay.
  • Do kinh nguyệt ở nữ: Một số phụ nữ có cơ địa đặc biệt dễ bị xước măng rô do kinh nguyệt. Khi gần tới kỳ kinh nguyệt, hệ nội tiết tố điều tiết, nồng độ các hormone sinh dục nữ thay đổi đột ngột khiến cho các mao mạch bị giãn, gây ngứa da và nổi mụn. Nếu như gãi quá nhiều, đặc biệt ở các vùng da quanh móng có thể gây ra tình trạng xước măng rô. Do đó, nếu bị ngứa nhiều khi gần đến kỳ kinh nguyệt, bạn nên hạn chế gãi để tránh tình trạng này, đợi qua chu kỳ kinh nguyệt, các tình trạng này sẽ dần được ổn định.

> Xem thêm:

Cách điều trị xước măng rô hiệu quả

Xước măng rô là một tình trạng rất phổ biến, tuy nhiên, điều trị vấn đề này không hề khó khăn. Để tình trạng này nhanh chóng chấm dứt, bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Sử dụng bấm móng tay

Các tốt nhất và đơn giản nhất để loại bỏ các vết xước rô chính là dùng bấm móng tay để bấm sát vào phần chân của sợi da bị tróc ra. Sau khi cắt, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với da vùng này để tránh xước trở lại cũng như bội nhiễm. Phương pháp này rất hiệu quả, không gây đau, tuy nhiên chỉ có ý nghĩa tạm thời, không giúp giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Nếu tình trạng xước măng rô xuất hiện quá thường xuyên, hãy tham khảo thêm các phương pháp bên dưới nhé!

Có thể sử dụng bấm móng tay để cắt phần da bị xước măng rô
Có thể sử dụng bấm móng tay để cắt phần da bị xước măng rô

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết

Ba dưỡng chất chính cần phải bổ sung đối với người bị xước măng rô nhiều là vitamin C, acid folic và canxi. Do đó, hãy bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều các chất này. Ví dụ, các loại thực phẩm giàu vitamin C thường là các loại trái cây như cam, quýt, dâu tây, mùi tây, dưa bở… Các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa… Các loại thực phẩm giàu acid folic là súp lơ xanh, cá, gan động vật và các loại hạt nảy mầm… Ngoài ra, có thể bổ sung trực tiếp bằng các viên uống vitamin C, acid folic.

Bổ sung thêm vitamin E

Vitamin E là một chất giúp cho da được dưỡng ẩm, bàn tay mềm mại hơn. Do đó, chất này cũng giúp giảm nguy cơ xước măng rô, giảm cảm giác đau do xước măng rô. Bạn có thể sử dụng bằng các thoa trực tiếp vài giọt vitamin E lên vùng da này.

Bỏ thói quen cắn móng tay

Cắn mong tay rất dễ khiến vùng da cạnh móng bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị xước măng rô. Ngoài ra, đây còn là một thói quen rất xấu. Thói quen này thường thấy ở trẻ em, cha mẹ cần có sự giáo dục và điều chỉnh cho trẻ ngay từ khi còn bé.

Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa

Nếu như bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hãy cố gắng tránh để tay tiếp xúc với các chất này. Tốt nhất là hãy trang bị cho mình các công cụ bảo hộ như găng tay để tránh phải tiếp xúc trực tiếp với các chất này, giúp cho tay luôn được khô thoáng.

Hãy thường xuyên chăm sóc da tay, da chân

Bạn cũng nên chú trọng tới việc chăm sóc cho da tay, da chân để các vùng da này luôn được sạch sẽ, mềm mại. Nếu có thời gian, hãy ngâm tay, chân với nước muối pha loãng, hơi âm ấm, sau khi ngâm xong hãy rửa tay và lau tay thật sạch. Điều này sẽ giúp cho bàn tay, bàn chân của  bạn luôn được sạch sẽ, khô thoáng.

Trên đây là bài viết “Tay Bị Xước Măng Rô Thiếu Chất Gì? Cách Xử Lý Xước Măng Rô“. Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc trả lời được các thắc mắc liên quan đến tình trạng xước măng rô. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để thông tin này có thể tiếp cận được nhiều người hơn nữa nhé!

Share This Post