DỨT MỒ CHÂN VỚI MẸO DÂN GIAN ĐƠN GIẢN

Mồ hôi tay chân luôn là nỗi ác mộng của những người mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Tuy nhiên, bạn không đơn độc vì rất nhiều người cũng đối diện với vấn đề này. Lòng bàn tay và bàn chân chúng ta có nhiều tuyến mồ hôi hơn so với nơi khác, do đó, nguy cơ đổ mồ hôi ở những khu vực này cao hơn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đổ nhiều mồ hôi tay chân đến nhỏ nước thì hãy tham khảo những phương pháp giảm mồ hôi tay chân dưới đây nhé.

Triệu Chứng Tăng Tiết Mồ Hôi Tay Chân:

Triệu Chứng Tăng Tiết Mồ Hôi Tay Chân
Triệu Chứng Tăng Tiết Mồ Hôi Tay Chân

Để xác định mình có bị tăng tiết mồ hôi hay không, hãy cùng tìm hiểu ngay những dấu hiệu dưới đây:

– Lòng bàn tay và lòng bàn chân thường xuyên ẩm ướt, lạnh, da tay nhăn nheo, trắng bệch hoặc bong tróc, đổ mồ hôi thậm chí nhỏ giọt trên lòng bàn tay và bàn chân.

– Chứng tăng tiết mồ hôi xảy ra thường xuyên nhất ở tuổi dậy thì và thường tồn tại suốt đời.

– Ở tuổi dậy thì, tình trạng ra mồ hôi tay chân có xu hướng nặng hơn, bạn có thể đổ mồ hôi nhiều ở các vùng như nách, chân, tay và đầu…

– Có tính di truyền (nếu trong gia đình bạn có người bị). Nếu bạn mắc chứng tăng tiết mồ hôi, con của bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.

– Bạn  đổ mồ hôi ngay cả trong mùa đông.

– Khi bạn gặp căng thẳng và lo lắng, bạn sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn.

Những Khó Khăn Gặp Phải Khi Mắc Chứng Tăng Tiết Mồ Hôi Tay Chân:

– Bạn khó cầm nắm đồ vật.

– Ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bạn tự ti, ngại tiếp xúc với người khác, lỡ nắm tay người mình thích.

– Có khả năng dễ bị nhiễm nấm da gây ngứa, phồng rộp và đóng vảy.

Các Phương Pháp Điều Trị:

  1. Thuốc Chống Mồ Hôi:

Thuốc Chống Mồ Hôi
Thuốc Chống Mồ Hôi

Gồm 2 dạng: dạng xịt và dạng lăn, dạng thuốc uống. Thành phần hóa học chính của thuốc là muối nhôm. Khi thuốc tiếp xúc với da, mồ hôi sẽ tan ra, kéo các hạt muối nhôm này vào lỗ chân lông bịt kín ống dẫn mồ hôi, ngăn mồ hôi tiết ra. Tuy phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, nhưng với sự tiện lợi và tác dụng nhanh chóng, thuốc trị mồ hôi tay chân là sự lựa chọn phù hợp cho những ai mắc phải căn bệnh này.

  1. Thuốc Uống Trị Mồ Hôi Tay Chân:

Kháng cholinergic như oxybutynin, glycopyrrolate,… hay thuốc chẹn bêta như atenolol,… Cả hai nhóm thuốc đều có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm, giúp giảm tiết mồ hôi. Tuy nhiên, cần có sự chỉ định của bác sĩ và phải cân nhắc tác dụng phụ của thuốc như khô miệng, nhịp tim không đều, táo bón, tụt huyết áp,…

  1. Phương Pháp Điện Di Ion:

Phương Pháp Điện Di Ion
Phương Pháp Điện Di Ion

Phương pháp điện di ion là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả giúp giảm mồ hôi tay chân. Được thực hiện thông qua việc sử dụng máy điện di, phương pháp này sử dụng nguyên lý dòng điện để tạm thời vô hiệu hóa các tuyến mồ hôi cục bộ trên lòng bàn tay và bàn chân. Dòng điện yếu (khoảng 10 – 30 mA) được tiếp xúc với vùng mồ hôi trong thời gian từ 20 đến 40 phút trong mỗi ứng dụng.

– Có thể xảy ra tình trạng da khô và ngứa nhẹ sau quá trình điều trị, nhưng thường sẽ tự giảm sau một thời gian ngắn.

– Phương pháp này không thể giúp giảm mồ hôi hoàn toàn, hiệu quả chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng, sau đó cần thực hiện lại liệu trình để duy trì tác dụng.

– Phương pháp điện di ion nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên nghiệp hoặc chuyên viên có kinh nghiệm.

– Trước khi quyết định sử dụng phương pháp này, hãy tham khảo ý kiến và tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo rằng phương pháp điện di ion là phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

  1. Phương Pháp Tiêm Botox:

Tiêm một lượng nhỏ botulinum toxin A vào lòng bàn chân và lòng bàn tay. Botox ức chế hệ thống thần kinh giao cảm cục bộ, ngăn chặn sự giải phóng acetylcholin và làm giảm tiết mồ hôi. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như sưng đau tại chỗ, khó cử động, yếu cơ tạm thời… Sau đợt điều trị 4-6 tháng cần lặp lại liệu trình.

Lựa Chọn Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả:

Lựa Chọn Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả
Lựa Chọn Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Hiện nay trên thị trường có máy điều trị mồ hôi Liplop, ứng dụng phương pháp điện di ion trong việc điều trị. Máy đã được chứng nhận an toàn và hiệu quả bởi Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm hiểu thêm về máy tại website Liplop.vn để được chuyên viên tư vấn và giải đáp thắc mắc. Dù bệnh tình của bạn có đáng lo ngại hay không, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán đúng cách và điều trị kịp thời để lấy lại sự tự tin và thoải mái trong cuộc sống hàng ngày.

Share This Post