Hiện nay, có nhiều phương pháp trị tăng tiết mồ hôi từ Đông đến Tây y. Mỗi phương pháp trị mồ hôi đều có ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Để có cái nhìn tổng quan về các phương pháp trị mồ hôi, chúng ta hãy tìm hiểu trong bài viết này.
-
Trị mồ hôi bằng các bài thuốc từ thiên nhiên:
Một số loại thảo dược được nhiều người áp dụng vì sự an toàn và tính dễ kiếm của nguyên liệu. Các bài thuốc từ thiên nhiên như chanh, bột baking soda, phèn chua, lá lốt, trà xanh,…
Ưu điểm:
– Nguyên liệu dễ tìm, thực hiện ngay tại nhà
– Tiết kiệm chi phí mua và đi lại
– An toàn, không đau đớn, không có tác dụng phụ
– Không cần thăm khám, tiết kiệm thời gian
Nhược điểm:
– Tuy loại thuốc thảo dược lành tính nhưng hiệu quả không cao, thường chỉ có tác dụng sau một thời gian dài hoặc tạm thời trong một thời gian ngắn.
– Không trị được gốc bệnh, chỉ tác động bên ngoài da
– Kết quả phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có người hiệu quả, có người không.
-
Tiêm botox:
Tiêm botox là phương pháp tiêm độc tố Botulinum trực tiếp vào da với lượng nhỏ. Botox là một loại độc tố mạnh có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm, giảm tiết mồ hôi. Mỗi lần điều trị kéo dài khoảng 30 – 40 phút và chi phí từ 4 – 10 triệu tùy vào nơi thực hiện.
Ưu điểm:
– Có hiệu quả điều trị mồ hôi cao đến 80% sau điều trị
– Không phẫu thuật, không xâm lấn
– Tiết kiệm thời gian
Nhược điểm:
– Cần trải qua 12 lần điều trị tương đương với 12 mũi tiêm
– Hiệu quả giảm mồ hôi từ 8 – 12 tháng, sau đó cần điều trị lại để duy trì
– Một số bệnh nhân có thể gặp đau và sưng ở vùng tiêm
– Chi phí cao
3. Cắt hạch giao cảm:
Phương pháp cắt hạch giao cảm là phẫu thuật xâm lấn. Bằng cách cắt hạch giao cảm mồ hôi trên các vùng da bị đổ mồ hôi nhiều, phẫu thuật này được coi là phương pháp điều trị triệt để nhất với tỷ lệ thành công lên đến 90%.
Ưu điểm:
– Hiệu quả điều trị lên đến 90%
– Không tốn thời gian và đi lại nhiều (chỉ cần một cuộc phẫu thuật)
– Mỗi lần phẫu thuật kéo dài khoảng nửa tiếng, bác sĩ sẽ cắt đứt các ống tuyến mồ hôi, ngăn mồ hôi tiết ra.
Nhược điểm:
– Phẫu thuật có nguy cơ để lại sẹo
– Chi phí cao từ 7 – 20 triệu đồng
– Yêu cầu phẫu thuật tại cơ sở y tế uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao
– Có thể gặp một số biến chứng như nách thâm, sẹo xấu, da khô, thậm chí hoại tử…
– Mồ hôi có thể chuyển sang vùng da khác do cơ thể bù trừ
-
Sử dụng thuốc trị mồ hôi:
Có các dạng lăn, thoa, xịt chứa hoạt chất chống mồ hôi hiệu quả.
Ưu điểm:
– Dễ tìm và sử dụng
– Giá thành không cao
– Tiện lợi khi mang theo
– Phù hợp trong trường hợp khẩn cấp
Nhược điểm:
– Thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, không trị gốc bệnh
– Có thể gặp tác dụng phụ như buồn ngủ, dị ứng thuốc, đau dạ dày…
Phương pháp này sử dụng dòng điện để điều trị tăng tiết mồ hôi. Bằng cách tiếp xúc dòng điện với da, dòng điện sẽ ức chế hệ thần kinh giao cảm và các ion sẽ đổ vào lỗ chân lông, ngăn mồ hôi tiết ra nhiều. Phương pháp này được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn tại Việt Nam.
Ưu điểm:
– Điều trị nhiều bộ phận trên da như
bàn tay, chân, nách, đầu và toàn thân
– An toàn, không xâm lấn, không phẫu thuật
– Giá thành không quá cao
– Ít tác dụng phụ
– Hiệu quả điều trị lên đến 80% mồ hôi chỉ sau 4 – 6 tuần điều trị
Nhược điểm:
– Có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đối với làn da nhạy cảm
– Cảm giác tê tê ở đầu ngón tay và chân
– Không phù hợp với mọi đối tượng
– Chỉ điều trị được một vùng da mỗi lần
Máy Liplop sử dụng dòng điện trong phương pháp điều trị mồ hôi. Với giá thành không quá cao và chính sách bảo hành rõ ràng, đây là lựa chọn phù hợp cho những người tìm kiếm máy này. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và được tư vấn mua hàng trên trang web Liplop.vn.
Tóm lại, mỗi phương pháp điều trị có những ưu và nhược điểm riêng. Bạn nên chọn phương pháp phù hợp dựa trên tình trạng bệnh, loại da và nhu cầu cá nhân. Chúc bạn sớm khỏi bệnh, chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.