Mụn mọc ở môi là một tình trạng rất phổ biến, tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm một số nguyên nhân nghiêm trọng. Ngoài ra, tình trạng này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Do đó, mụn mọc ở môi có thể được coi là một nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và dự phòng mụn mọc ở môi nhé!
Các dấu hiệu nhận biết mụn mọc ở môi
Mụn ở môi là tình trạng xuất hiện các mụn nước ở môi, bên trong chứa chất lỏng. Các mụn nước này thường xuất hiện xung quanh môi, đôi khi cũng có thể xuất hiện ở dưới mũi hoặc xung quanh cằm. Tình trạng này thường được gây ra bởi virus Herpes Simplex type 1. Các biểu hiện sớm của nhiễm Herpes Simplex có thể gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Dưới đây là diễn tiến của tình trạng mụn rộp do nhiễm virus Herpes Simplex type 1 gây ra.
- Môi cảm thấy ngứa và hơi khó chịu như bị kim châm vào: Một số người cảm thấy hơi ngứa vùng môi, đôi khi có thể thấy ra và ngứa nhiều ở quanh miệng. Tình trạng này có thể diễn ra trong khoảng 1 – 2 ngày trước khi xuất hiện các mụn nước ở môi.
- Xuất hiện các mụn nước và phồng rộp ở môi: Các mụn nước bắt đầu mọc lên sau 1 – 2 ngày, lan dọc theo rìa môi. Trong một số trường hợp, mụn có thể mọc ở cả dưới mũi và xung quanh vùng cằm.
- Rỉ dịch và đóng vảy: Sau khi các mụn nước này lớn lên và sáp nhập vào nhau, chúng sẽ bắt đầu vỡ ra. Sau khi vỡ, mụn sẽ được lại một vết thương hở nông, có dịch chảy ra từ mụn và dần dần đóng vảy có màu vàng.
- Một số triệu chứng cơ quan khác: Thường gặp là sốt, viêm họng, nhức đầu, đau mỏi cơ, sưng hạch bạch huyết.
Ngoài Herpes Simplex type 1, còn có một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn cũng có thể gây ra tình trạng mụn mọc ở môi mà chúng ta sẽ đề cập ở phần sau.
> Xem thêm:
- Tay Bị Xước Măng Rô Thiếu Chất Gì? Cách Xử Lý Xước Măng Rô
- Trị Nám Bằng Lòng Trắng Trứng Gà và Cồn Y Tế Có Hiệu Quả Như Lời Đồn?
Các nguyên nhân gây ra tình trạng mụn mọc ở môi
Mụn rộp môi do virus Herpes Simplex type 1
Mụn nước ở môi do Herpes, hay còn gọi là mụn rộp môi, Herpes môi, mụn nước sốt. Bệnh lý này thường gây xuất hiện các chùm mụn nước nhỏ xung quanh môi, đôi khi có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như dưới mũi, cằm, quanh mắt, ngón tay… Nguyên nhân của tình trạng này là do virus Herpes Simplex type 1 (HSV).
Mụn rộp môi do virus Herpes thường gây ra ngứa và đau rát, đặc biệt là khi chúng vỡ ra. Tình trạng này thường sẽ tự giới hạn sau 1 – 3 tuần. Tuy nhiên nếu khả năng đề kháng của cơ thể yếu, bệnh có thể nặng và kéo dài lâu hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống.
Mụn mọc ở môi do dị ứng với son môi
Son môi là một sản phẩm làm đẹp không thể thiếu đối với phái nữ. Nếu không có sự tìm hiểu kỹ càng, sử dụng các loại son môi không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường, môi bạn có thể bị dị ứng hoặc kích ứng, khiến mụn mọc lên ở môi. Ngoài biểu hiện mọc mụn, bạn cũng có thể bị sưng viêm, khô nứt môi, lâu dài có thể gây thâm môi…
Mặc dù nguyên nhân này không thật sự nguy hiểm, và có thể chấm dứt sau khi ngưng sử dụng loại son môi đó, đây vẫn là một mối lo rất lớn với phái đẹp. Mụn mọc ở môi có nữ có thể khiến phái nữ tự ti về ngoại hình, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Phun xăm môi không an toàn
Ngoài dị ứng son môi, dị ứng, kích ứng với việc phun xăm môi cũng là một lý do gây mụn mọc ở môi phổ biến ở phái nữ. Ngoài ra, phun xăm trong điều kiện không đảm bảo vô trùng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây sưng tấy, viêm nhiễm, để lại sẹo lên môi. Nghiêm trọng hơn, một số biến chứng có thể tiến triển gây đe doạ đến tính mạng
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính trên, một số tình trạng bệnh lý cũng có thể gây ra mụn mọc ở môi. Ví dụ như các bệnh lý chốc lở, tay chân miệng ở trẻ em. Các bệnh lý này cũng có nguy cơ dẫn đến các biến chứng quan trọng, do đó cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu bản thân bạn đang bị mọc các mụn nước bất thường, bạn nên đi khám để có thể chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Các cách xử lý đối với mụn rộp ở môi
Như vậy, chúng ta đã biết rằng mụn nước ở môi có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong các nguyên nhân trên, một số nguyên nhân có thể tự giới hạn mà không để lại di chứng, một số nguyên nhân cần được điều trị đặc hiệu.
- Đối với mụn rộp do virus Herpes Simplex: Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào dành cho mụn rộp do virus Herpes Simplex, tuy nhiên, bệnh này có thể tự giới hạn sau khoảng 2 tuần mà không cần bất kỳ can thiệp y tế nào. Các biện pháp điều trị hỗ trợ có thể giảm nhẹ các triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục, ngăn chăn tái nhiễm và hạn chế để lại sẹo trong tương lai.
- Đối với mụn nước do dị ứng, kích ứng với son môi, phun xăm môi: Điều trị quan trọng và mấu chốt nhất của trường hợp này là tránh tiếp xúc dị nguyên. Bạn cần phải ngừng ngay lập tức việc sử dụng hai loại hình trên và thay thế bằng các loại son môi khác an toàn hơn. Các biện pháp dùng thuốc có thể giúp các triệu chứng hết nhanh hơn nhưng không giúp điều trị nguyên nhân vấn đề.
- Đối với mụn nước do các bệnh lây như chốc lở, tay chân miệng: Đây là các nguyên nhân nghiêm trọng, có khả năng lây lan cao, do đó cần có sự can thiệp y tế sớm. Hiện nay chúng ta đã có phương pháp điều trị dứt điểm cho hai nguyên nhân này mà không để lại di chứng sau này. Do đó, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường ở môi, hãy cho trẻ đi đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất.
Làm gì để dự phòng mọc mụn ở môi
Để ngăn chặn sự xuất hiện của mụn ở môi do bất kỳ nguyên nhân nào, cần có các biện pháp dự phòng phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp mà chúng tôi khuyến cáo bạn nên làm:
- Hạn chế tiếp xúc môi trực tiếp với người khác, đặc biệt là người đã xác định có mụn nước ở môi hoặc gần đây có mụn nước mọc ở môi. Các virus sẽ lây la rất nhanh qua da khi chúng ta tiếp xúc với da của người bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với bất kỳ vùng da nào của người đã xác định có nguyên nhân thực thể. Đặc biệt, da và bộ phận sinh dục là hai khu vưc dễ lây nhiễm và dễ bị tổn thương nếu virus xâm nhập được vào bên trong.
- Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, dao cạo râu, son môi, ly uống nước, chén đĩa với người bệnh. Các đồ dùng này sẽ là trung gian truyền bệnh do virus thường bám trên bờ mặt.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, luôn giữ cho bàn tay sạch cũng là một yếu tố rất quan trọng trong dự phòng mụn mọc ở môi.
Trên đây là bài viết “Mụn Mọc Ở Môi Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị“. Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn về trình trạng mụn mọc ở môi, hiểu rõ nguyên nhân và phương hướng điều trị. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để thông tin này có thể tiếp cận được nhiều người cần nó hơn nhé!