Táo bón ở trẻ sơ sinh là một bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Có nhiều bố mẹ vẫn còn tỏ ra quá lo lắng và bối rối trong quá trình chăm sóc cho con khi con bị táo bón. Hãy cùng tìm hiểu những cách xử lý cho trẻ bị táo bón khi còn đang bú mẹ qua bài viết sau đây của ViCare.
Vị trí nằm của bé trong tử cung mẹ có thể ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước bụng mẹ. Nếu con nằm theo dáng lưng quay về phía bụng mẹ, đầu và mặt đồi diện với lưng mẹ thì bụng bầu sẽ to tròn. Đây cũng được coi là vị trí tối ưu để mẹ có thể sinh bé một cách dễ dàng. Còn nếu con nằm quay mặt về trước, lưng dựa về phía lưng mẹ thì bụng bầu sẽ nhỏ hơn và có thể hơi nhô ra ở dưới.
Những lần mang thai trước
Hình dạng và kích thước bụng bầu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những lần mang thai trước. Sau lần sinh đầu tiên, cơ bắp của mẹ trở nên “lỏng lẻo”, linh hoạt hơn nên mẹ sẽ sớm thấy bụng hơn và bụng bầu cũng có thể to hơn.
Chiều cao của mẹ
Chiều cao của mẹ sẽ quyết định không gian dành cho thai nhi phát triển. Người cao thì tử cung sẽ lớn hơn nên khi mang bầu bụng sẽ nhỏ hơn so với những người lùn có tử cung nhỏ.
Lượng nước ối
Nước ối được cơ thể mẹ sản sinh ra để “nâng đỡ” thai nhi cũng như ngăn ngừa các loại vi trùng gây hại. Lượng nước ối có thể ảnh hưởng đến kích thước của bụng bầu theo hướng tỉ lệ thuận. Nước ối càng nhiều thì bụng sẽ càng to. Điều này cũng đồng nghĩa với việc con đang được bảo vệ an toàn. Ngược lại, nước ối ít thì bụng bầu sẽ nhỏ và nguy cơ thai bị nhiễm trùng sẽ tăng lên.
Bụng bầu của mỗi người đều có hình dạng và kích thước khác nhau và đây hoàn toàn không phải là tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của thai nhi. Dù to hay nhỏ, mỗi chiếc bụng bầu đều rất đẹp và đầy ý nghĩa.
Theo Eva
Xem thêm:
- Kích thước và cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi
- Bật mí những hoạt động của bé khi còn trong bụng mẹ