Hiện nay ngôi thai ngược không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tỉ lệ này xuất hiện ngày càng nhiều. Khi sinh con mà gặp phải hiện tượng này thì mẹ và em bé sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn và có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hãy cùng ViCare tìm hiểu sinh ngôi thai ngược trẻ đối mặt với những vấn đề gì qua bài viết sau đây.
Bác sĩ Trần Văn Thanh- Phó trưởng khoa Thăm dò chức năng- Giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết, trước đây bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường hay gặp ở người 40- 50 tuổi. Tuy nhiên những năm gần đây, những người mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Đối tượng người trẻ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là các nhân viên văn phòng.
Thực tế, đốt sống cổ của con người có 7 đốt, trong đó đốt thứ 3 đến thứ 7 là những đốt vận động, do đó thường những đốt này dễ thoái hóa nhất. Vậy thoái hóa đốt sống cổ là do đâu? Tại sao con người lại mắc căn bệnh này ?
Việc bị thoái hóa đốt sống cổ là cả một quá trình. Khi người bệnh thường xuyên mang vác vật nặng, có thói quen đội vật nặng trên đầu hay vận động sai tư thế…trong một thời gian dài. Lâu dần, các đốt sống này bị tổn thương, làm các lớp đệm nằm giữa các đốt sống bị xẹp, gây nên những cơn đau nhức cho bệnh nhân.
Thoái hóa đốt sống cổ thường hay gặp ở những người lao động nặng nhọc như phụ hồ, thợ xây, thợ nề, công nhân…hay những người yêu thích thể thao, hay vận động các môn thể thao nặng nhưng tập sai tư thế. Hiện nay những người lái xe hay ngồi lâu để làm việc bằng máy vi tính, làm việc văn phòng mà ngồi sai tư thế… cũng có khả năng cao mắc căn bệnh này.
2. Các bài tập dành cho người thoái hóa đốt sống cổ
Để hạn chế sự phát tác cũng như những tiến triển của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh có thể tập động tác vật lý theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ.
Với những người thường xuyên phải làm công việc nặng nhọc hoặc đã có các dấu hiệu đau, nhức mỏi ở vùng cổ, bả vai… thì có thể dành ra mỗi ngày khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ để tập các bài tập sau:
Bài tập cơ cổ
Dùng tay ấn vào các khớp xương ở cổ, đồng thời ngửa đầu ra đằng sau. Chú ý: dồn hết sức về phía sau và sử dụng 2 tay để chống lại lực đó, cố gắng duy trì tư thế này khoảng 3 đến 5 phút. Mỗi bài tập cơ cổ kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ, tập hai lần trong ngày.
Đây là một biện pháp dễ thực hiện và rất hữu hiệu đã được rất nhiều người bệnh thoái hóa đốt sống cổ trong giai đoạn đầu áp dụng thành công.
Động tác xoay cổ
Chắc mọi người đã biết bài tập khởi động khớp cổ, tay, chân trước khi bắt đầu chơi thể thao, tập thể dục…ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là những động tác giúp thư giãn và giảm sự mệt mỏi cho các khớp xương và cho các dây thần kinh. Do đó, để hạn chế thoái hóa đốt sống cổ, mọi người nên thường xuyên tập động tác xoay cổ này.
Tuy nhiên, với những người bệnh có đốt sống cổ bị lệch thì nên nhớ tuyệt đối không tập động tác lắc cổ này, bởi vì những động tác này có thể làm bệnh thêm nặng.
Ngoài ra, với những người đã và đang bị thoái hóa đốt sống cổ thì có thể thực hiện các động tác mát-xa nhẹ nhàng vùng cổ, vùng vai và sau gáy, hoặc chườm túi nóng vào những vùng bị đau nhức.
* Lưu ý: Hiệu quả điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài tập đơn giản trên có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.