Bà Bầu Khi Ngủ Nên Nằm Nghiêng Bên Nào?

Rất nhiều bà mẹ mang thai đều có chung một thắc mắc là có bầu thì nên ngủ nghiêng về bên nào. Liệu tư thế ngủ có ảnh hưởng lên thai nhi hay không? Tư thế ngủ nào là tối ưu nhất cho các bà bầu? Để trả lời tất cả những câu hỏi đó, bạn đọc hãy tham khảo bài viết này nhé!

Tư thế ngủ tốt đem lại những lợi ích gì cho mẹ và thai nhi?

Có nhiều lợi ích mà bà mẹ và thai nhi có thể nhận được nếu như bà mẹ có cho mình một tư thế ngủ tốt, bao gồm:

  • Tư thế ngủ tốt giúp cho thai nhi phát triển thuận lợi, không gặp bất kỳ bất lợi nào kìm hãm sự trưởng thành và lớn lên của thai nhi.
  • Tư thế ngủ tốt giúp cho mẹ được thoải mái hơn, ngủ sâu giấc, đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và thai nhi.
  • Một tư thế tốt sẽ tránh được sự chèn ép của các cơ quan của mẹ lên thai nhi, tránh gây chèn ép tuần hoàn rau thai, giúp thai nhi được lưu thông máu và chất dinh dưỡng ổn định.

Bà bầu khi ngủ thì nên nghiêng về bên nào?

Theo các nghiên cứu, tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu là ngủ nghiêng về một bên trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Điều này giúp cho bạn dễ thở hơn cũng như giảm áp lực lên buồng tử cung.

Nghiêng về bên phải hay bên trái đều không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là bên trái. Việc nằm nghiêng về bên trái sẽ tránh được việc tử cung đè lên gan, tránh gây ảnh hưởng lên chức năng gan. Đồng thời, tư thế này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tuần hoàn nhau thai, giúp thai hấp thu tốt oxy và các chất dinh dưỡng từ mẹ. Tư thế nghiêng trái cũng giảm áp lực lên lưng và chân cho bà mẹ, giúp bà mẹ đỡ đau lưng cũng như phù chân trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Đồng thời, điều này giúp tránh được việc tử cung đè trực tiếp lên lên tĩnh mạch chủ dưới, giúp duy trì lượng máu lưu thông qua tĩnh mạch, duy trì cung lượng tim.

Tư thế ngủ tối ưu dành cho các bà bầu
Tư thế ngủ tối ưu dành cho các bà bầu

> Xem thêm:

Các tư thế mà bà mẹ nên tránh

Như chúng ta đã biết, tư thế tối ưu nhất cho bà mẹ khi ngủ là tư thế nằm nghiêng về bên trái trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, một số người có thói quen ngủ nằm sấp hoặc nằm ngửa từ lâu khó thay đổi thì vẫn có thể duy trì hai tư thế ngủ này trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Nhưng vì sự ra đời khoẻ mạnh của em bé, hãy cố gắng thay đổi dần thói quen nằm ngủ sang tư thế nghiên. Mặc dù không dễ dàng để thay đổi những thói quen này, nhưng bạn hãy cố gắng dần dần thay đối nó mỗi ngày.

Các tác hại liên quan đến tư thế nằm ngửa trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là sau tuần thứ 24 bao gồm:

  • Trọng lượng của toàn bộ tử cung sẽ đè lên cột sống, các cơ lưng, ruột non, ruột già, các mạch máu lớn. Điều này gây ra tình trạng đau lưng, suy tuần hoàn khiến cho bà mẹ thường xuyên mệt mỏi, đồng thời có thể ảnh hưởng lên tuần hoàn nhau thai.
  • Tư thế nằm ngửa có thể đè nén lên tĩnh mạch chủ dưới, cản trở tuần hoàn hồi lưu về tim của mẹ, gây hạ huyết áp, khiến bà mẹ thường xuyên chóng mặt.
  • Tư thế nằm ngừa gây ra một số sự khó chịu cho bà mẹ khi nằm trong thời gian dài.
  • Tư thế nằm ngửa gây cản trở việc hô hấp, khiến bà mẹ tốn nhiều công hơn khi thở cũng như dễ gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
  • Sự đè ép lên hệ tiêu hoá có thể gây khó tiêu, táo bón, hoặc trĩ ở bà mẹ mang thai.

Một số phương pháp giúp cho bà mẹ mang thai được ngủ ngon giấc

Giấc ngủ là một vấn đề rất quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là các bà mẹ mang thai. Một giấc ngủ tốt sẽ giúp tạo ra nhiều tác động tích cực lên bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Để có được một giấc ngủ với chất lượng tốt, ngoài vấn đề lựa chọn tư thế phù hợp khi ngủ, bà mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Môi trường ngủ phải yên tĩnh, thoải mái: Phòng ngủ của bà mẹ nên yên tĩnh, không có các tiếng động lớn, tiếng động gây khó chịu. Tốt nhất là nên có phòng riêng để ngủ. Luôn duy trì phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng.
  • Không nên sử dụng máy tính, điện thoại trước khi ngủ: Các bà mẹ nên hạn chế việc sử dụng máy tính hay điện thoại trước khi đi ngủ. Hãy cho bản thân thư giãn, thoải mái để từ từ rơi vào giấc ngủ. Điều này sẽ giúp em bé được phát triển toàn diện hơn.
  • Hãy có một quy định rõ ràng về thời gian ngủ: Bà bầu cần một thời gian biểu rõ ràng, về thời điểm đi ngủ, thời gian giấc ngủ, thời gian thức dậy. Một chế độ ngủ hợp lý và khoa học sẽ đảm bảo cho bà mẹ luôn được khoẻ mạnh, thai nhi phát triển ổn định.
  • Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ: Hãy ăn vừa đủ trước khi đi ngủ, tránh việc đi ngủ ngay sau khi ăn xong. Thời gian tốt nhất để ngủ sau khi ăn là khoảng 3 tiếng. Việc ăn quá no trước khi đi ngủ khiến áp lực ổ bụng tăng lên khi phải chứa thức ăn, Khi đi ngủ, áp lực này tiếp tục tăng do nằm khiến bà mẹ bị khó tiêu, thai nhi bị chèn ép bởi các quai ruọt căng phồng.
Hãy sử dụng thêm gối ôm dành cho bà bầu
Hãy sử dụng thêm gối ôm dành cho bà bầu
  • Hãy sử dụng thêm gối ôi dành cho bà bầu: Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện một số loại gối ôm dành cho bà bầu. Loại gối này được thiết kế đặc biệt cho bà bầu ôm trọn khi ngủ mà không bị cấn, giúp bà mẹ dễ dàng rơi vào giấc ngủ và duy trì tư thế nằm nghiêng ổn định khi ngủ.
  • Kê cao chân: Khi đi ngủ, bà mẹ có thể kê cao chân lên để tăng lưu thông máu về phía thai cũng như hồi lưu máu về tim và não.

Trên đây là bài viết “Bà Bầu Khi Ngủ Nên Nằm Nghiêng Bên Nào?“. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bà mẹ mang thai có thêm một số kiến thức về tư thế ngủ trong thời kỳ mang thai. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân và những bà bầu khác để thông tin này được lan toả đến nhiều người hơn nữa nhé!

Share This Post