Hiện tượng trẻ bị ọc sữa lên mũi là hiện tượng phổ biến thấy ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên nó có thể đem lại những nguy hiểm nếu trẻ bị ọc sữa quá nhiều, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Vậy khi trẻ bị ọc sữa, cha mẹ nên làm gì?
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt trong suốt quá trình thai kỳ, đặc biệt là các nội tiết tố và hormone trong cơ thể thay đổi rất nhiều so với một người bình thường. Nồng độ hormone LH lên xuống cao thấp, còn tùy thuộc vào cơ địa của mẹ bầu và chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Khi thấy những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, mẹ bầu nên đi xét nghiệm LH khi mang thai để các bác sĩ có thể kiểm tra và đưa ra những hướng xử lý kịp thời.
Hormone LH là gì?
LH là tên viết tắc của Luteinizing hormone, đây là một loại hormone tạo ra hoàng thể, giống hormone kích thích nang trứng được sản xuất bởi các tuyến yên trong não. Nồng độ hormone LH có liên quan đến khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới.
Đối với chị em, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng được chia làm 2 giai đoạn chính. Đó là nang trứng và giai đoạn hoàng thể. Nồng độ LH tăng cao ở giữa chu kỳ và sẽ gây nên sự rụng trứng. Đồng thời chính LH cũng giữ vai trò là yếu tố kích thích cho buồng trứng sản xuất steroid và estradiol. Khi vào thời điểm mãn kinh ở phụ nữ, buồng trứng sẽ không còn hoạt động và lúc này nồng độ LH sẽ tăng.
Còn với nồng độ LH ở nam giới, nó có tác dụng kích thích tế bào Leydig của tinh hoàn sản sinh ra testosterone. Và mức LH ở phái mạnh thường ổn định hơn sau tuổi dậy thì.
Vậy tiến hành xác định nồng độ LH khi nào?
Xét nghiệm LH được chỉ định khi người phụ nữ có những dấu hiệu như nghi ngờ rối loạn tuyến yên, buồng trứng hoặc tuyến sinh dục. Hoặc ở những chị em trên 35 tuổi, đang có ý định làm TTTON, cho trứng, xin trứng, đã từng được kích thích buồng trứng để điều trị vô sinh, muốn có con nhưng là phụ nữ lớn tuổi và sợ buồng trứng không còn hoạt động tốt nữa…
Khi đó họ sẽ được tiến hành làm xét nghiệm LH, đây là cách tốt nhất để định lượng nồng độ của loại hormone này, nhằm xác định thời điểm rụng trứng ở nữ giới, thời điểm giao hợp tốt nhất và còn có vai trò quan trọng trong việc thụ tinh nhân tạo.
Ngoài ra riêng với chị em phụ nữ, thông qua nồng độ LH còn có thể giúp chẩn đoán các hiện tượng vô kinh, mãn kinh, khả năng rụng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang hay suy vùng dưới đồi… Thời gian để tiến hành xét nghiệm định lượng nồng độ LH, bắt đầu từ ngày thứ 11 của chu kỳ, và được tiến hành liên tiếp trong 3 ngày vào cùng một khung giờ.
Ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ khi đang mang thai thì quá trình kiểm tra nồng độ LH thông qua xét nghiệm sẽ được thực hiện chung với định lượng nồng độ estradiol. Khi nồng độ estradiol thấp đi kèm với nồng độ LH cao chứng tỏ người phụ nữ đang gặp những vấn đề về buồng trứng.
Chỉ số xét nghiệm LH khi mang thai
Sau khi kiểm tra, tiến hành định lượng nồng độ LH liên tiếp 3 ngày thì các bác sĩ sẽ căn cứ vào giá trị bình thường đưới đây để đánh giá kết quả:
- Pha nang noãn: 1 – 18 mIU/ml
- Giữa chu kỳ: 24 – 105 mIU/ml
- Pha hoàng thể: 0,4 – 20 mIU/ml
- Mãn kinh: 15 – 62 mIU/ml
Nếu chỉ số nồng độ LH ở giữa chu kỳ có chỉ số < 10 mUI/ ml, thì không có đỉnh LH để kích thích phóng noãn. Vì chỉ số LH thường là thấp trong suốt cả chu kỳ, và nó chỉ đạt đỉnh cao nhất trước khi phóng noãn khoảng 1 – 2 ngày và cho trị số từ 17 – 80 mUI/ml. Còn khi nồng độ LH > 10 mUI/ ml và đồng thời xét nghiệm LH so với FSH cho thấy LH/FSH > 2, thì đây là dấu hiệu cảnh báo hội chứng buồng trứng đa nang. Và nếu làm xét nghiệm ở đầu chu kỳ, LH > 20 mUI/ ml thì đây chính là dấu hiệu của suy buồng trứng.