Khi nào mẹ bầu cần phẫu thuật viêm ruột thừa?

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm, trên cả nước đã ghi nhận hơn 45.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 14 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ của năm 2016, số trường hợp nhập viện tăng 0,3%, số trường hợp tử vong tăng 2 trường hợp.

Do đặc thù của quá trình mang thai nên mẹ bầu khi bị viêm ruột thừa sẽ gặp những biến chứng về sức khỏe nặng hơn so với những người bình thường khác. Bởi lúc này tử cung xung huyết nên tình trạng viêm nhiễm sẽ trở nên nặng hơn, kích thích tử cung nên dễ khiến thai bị sảy, bị sinh non. Hơn nữa, khi thai nhi lớn dần khiến các cơ quan khác bị đẩy lên cao, không bao phủ được tổ chức ruột thừa nên khiến nó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong những tháng đầu tiên, do thai nhi và tử cung của mẹ bầu còn nhỏ, cơ thể của mẹ cũng đang có những thay đổi để thích nghi với thai kỳ nên các triệu chứng viêm ruột thừa sẽ không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng khác khi mang thai. Cụ thể: mẹ sẽ cảm giác buồn nôn và hay bị nôn như ốm nghén; mẹ sẽ bị đau bụng, ban đầu thì quanh rốn, sau thì xuống hố chậu và cơn đau diễn ra âm ỉ, từ từ; mẹ sẽ bị sốt cao hoặc sốt; khi nhấn vào vùng chậu có cảm giác đau và cơ thể phản ứng lại với cơn đau.

Ở 6 tháng cuối của thai kỳ, do thai nhi phát triển nhanh nên tử cung sẽ đẩy ruột thừa lên và ép vào thành bụng. Do đó mà các triệu chứng đau cũng phức tạp hơn, bệnh khó chẩn đoán. Lúc này, mẹ sẽ có dấu hiệu như: bị sốt cao, mặt căng thẳng; vị trí đau sẽ cao hơn so với bình thường, ở mào chậu hoặc vùng hạ sườn phải, các cơn đau sẽ ngày càng nặng hơn; xuất hiện những rối loạn nhu động ruột như: táo bón, đi phân lỏng,…; toàn thân mẹ xuất hiện hội trứng nhiễm trùng, lưỡi bẩn, khô môi.

vicare.vn-khi-nao-me-bau-can-phau-thuat-viem-ruot-thua-body-1

Mẹ bầu cần phẫu thuật viêm ruột thừa khi nào?

Theo thống kê, có khoảng 1 người trong số 1.500 mẹ bầu cần phẫu thuật viêm ruột thừa khi mang thai. Việc chẩn đoán và xử lý bị viêm ruột thừa diễn ra càng sớm càng tốt, nếu không thì thai phụ sẽ dễ gặp phải những biến chứng không mong muốn, nhất là khi ruột thừa bị thủng, làm tăng nguy cơ bị sinh non lên 36% và nó thể hiện rõ nhất ở 3 tháng cuối cùng.

Thường thì khi bị đau ruột thừa, mẹ bầu sẽ đau ở 1/4 bụng dưới bên phải và có tới 70% phụ nữ mang bầu sẽ không bị sốt. Các bác sĩ sẽ siêu âm để chẩn đoán chính xác viêm ruột thừa trong vòng 3 tháng đầu tiên và 3 tháng giữa thai kỳ. Với những thai phụ ở 3 tháng cuối thai kỳ thường khó chẩn đoán hơn và bác sĩ có thể sẽ phải tiến hành chụp CT.

Nếu như kết quả chẩn đoán cho thấy viêm ruột thừa gây ra những cơn đau nguy hiểm và dễ gây ra những biến chứng thì đó cũng là lúc mẹ bầu cần phẫu thuật viêm ruột thừa. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi cho mẹ bầu. Ở 3 tháng cuối, các mẹ bầu sẽ phải mổ mở do kích thước của tử cung sẽ khiến cho phẫu thuật nội soi sẽ khó thực hiện hơn.

Sau khi phẫu thuật xong, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ theo dõi xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì hay không, đặc biệt là ở sau tuần thứ 24 của thai kỳ. Có khoảng 80% phụ nữ sẽ có những cơn co sớm, dù phần lớn trong số này là không sinh non. Có khoảng 5 – 14% phụ nữ sinh con sớm hơn sau khi tiến hành phẫu thuật ruột thừa.

vicare.vn-khi-nao-me-bau-can-phau-thuat-viem-ruot-thua-body-2

Khi mang thai, quá trình hồi phục sau phẫu thuật sẽ rất quan trọng và mẹ cần phải nghỉ làm ở nhà, thường từ 1 tuần hoặc hơn nếu như có những biến chứng, dấu hiệu sinh non. Trong đó, nghỉ ngơi là một trong những phần quan trọng để lành lại vết thương.

Như vậy, mẹ bầu cần phẫu thuật viêm ruột thừa khi bệnh có những biểu hiện xấu, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi thấy có những biểu của viêm ruột thừa, mẹ phải nhanh chóng nhập viện để bác sĩ kiểm tra và theo dõi, tránh tự ý dùng thuốc và chủ quan kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Antamed

Xét nghiệm tại nhà Antamed đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Antamed là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối – Chuyên môn hàng đầu – Dịch vụ tiện lợi, Antamed cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
vicare.vn-khi-nao-me-bau-can-phau-thuat-viem-ruot-thua-body-3

Hiện Antamed cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 – 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:00 – 15:30, Thứ Bảy: 06:00 – 10:00

Xem thêm:

  • Những thực phẩm giúp mẹ bầu ngăn ngừa viêm ruột thừa
  • Làm sao để phân biệt viêm ruột thừa với dấu hiệu chuyển dạ?

Share This Post