Chưa chuyển dạ uống lá tía tô có được không?

Thở khò khè rất hay gặp ở những trẻ sinh mổ. Thở khò khè là âm thanh phát ra khi đang thở và tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em, bắt nguồn từ nguyên nhân do đường thở hẹp, khiến thở rất khó, phát ra tiếng ngáy.

Lá tía tô có giá trị dinh dưỡng cao, nó không chỉ được dùng như một loại lá để chế biến thức ăn mà còn có tính năng điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, lá tía tô có tác dụng thế nào với bà bầu? Cách sử dụng nó ra sao? Các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết sau đây để không mắc sai lầm khi sử dụng lá tía tô làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng của lá tía tô với bà bầu

La tía tô có tính ấm, vị cay và mùi thơm, không chỉ được dùng như một loại gia vị mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu như được bà bầu sử dụng đúng cách. Lá tía tô có tác dụng điều trị một số bệnh thông thường và có tác dụng làm đẹp da. Đặc biệt, với bà bầu, lá tía tô có thể dùng để làm giảm bớt những triệu chứng khó chịu như:

Chữa cảm lạnh và giải cảm

Trong thai kỳ mà bà bầu bị cảm cúm không được dùng thuốc sợ ảnh hưởng đến thai nhi, có thể sử dụng lá tía tô để giải cảm một cách hiệu quả. Các mẹ bầu lấy vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô, thêm 1 chén nước cho vào nồi đun sôi. Lưu ý uống khi còn nóng, sau đó đắp chăn ấm. Hoặc mẹ có thể nấu cháo tía tô giải cảm cũng rất hiệu quả.

vicare.vn-chua-chuyen-da-uong-la-tia-to-co-duoc-khong-body-1

Trị mụn trứng cá

Lá tía tô là phương pháp trị mụn trứng cá an toàn khi mang thai, nhờ tinh dầu trong tía tô có tính kháng khuẩn và chống viêm. Các mẹ có thể dùng lá tía tô đã rửa sạch, để ráo rồi cho vào cối giã nát, chắt lấy nước. Sau đó, bạn rửa sạch vùng da bị mụn, dùng tăm bông tẩm nước lá tía tô bôi lên vùng da bị mụn. Để trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Áp dụng 3-4 lần/ tuần.

Làm giảm các triệu chứng khi mang thai làm mẹ khó chịu

– Lá tía tô khi được kết hợp với một số dược liệu khác có thể dùng để chữa các triệu chứng thường gặp ở bà bầu như ốm nghén, buồn nôn, đau bụng và đau lưng khi mang thai. Lá tía tô còn được dùng để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả cho những mẹ bầu bị thiếu máu, gặp vấn đề hệ tiêu hóa, vấn đề răng miệng.
– Trong một số trường hợp bà bầu bị động thai cũng được bác sĩ chỉ định sử dụng lá tía tô như một bài thuốc an thai. Tuyệt đối không tự ý sử dụng lá tía tô khi chưa được bác sĩ chuyên khoa đồng ý. Các loại thuốc, kể cả bài thuốc dân gian nếu không được dùng đúng cách, đúng liều có thể dẫn đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Thậm chí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.

Giảm sưng phù

Lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nước sôi nấu khoảng 5 phút sau đó thêm muối hạt làm nước ngâm chân giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn. Ngâm chân với nước lá tía tô trước khi ngủ cũng giúp hạn chế tình trạng sưng phù chân và mang lại cho mẹ bầu một giấc ngủ ngon hơn.

Vậy chưa chuyển dạ mà uống lá tía tô có được không?

Lá tía tô vừa là thức ăn vừa có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, nếu dùng vị thuốc này lâu ngày làm người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Đặc biệt, nhiều trường hợp bà bầu dùng lá tía tô liên tục trong một thời gian dài gây cao huyết áp và nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé cưng trong bụng.

Chú ý, không dùng lá tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng. Khi thai phụ sử dụng lá tía to cần được bác sĩ tư vấn để đạt được hiệu quả tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi.

vicare.vn-chua-chuyen-da-uong-la-tia-to-co-duoc-khong-body-2

Trước khi sinh nếu các bà bầu uống nước lá tía tô sẽ giúp cho việc sinh nở dễ hơn, hoặc sinh con không đau là kinh nghiệm được rất nhiều mẹ truyền tai nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không có một nghiên cứu hay bằng chứng cụ thể nào chứng minh lá tía tô có tác dụng này. Nếu không gặp vấn đề gì về sức khỏe, mẹ bầu chỉ nên xem tía tô như một loại thực phẩm tốt cho bà bầu.

Mẹ bầu cũng có thể tham khảo một số phương pháp dễ sinh hiệu quả khác như các bài tập thể dục cho bà bầu dễ sinh… Một số phương pháp đẻ không đau cũng đang được sử dụng phổ biến ở các bệnh viện phụ sản, mẹ bầu cũng có thể tham khảo thêm.

>>>Xem thêm: Trị mụn bằng lá tía tô có hiệu quả không?

>>>Xem thêm: Chữa gút bằng lá tía tô đơn giản mà hiệu quả

Share This Post