Trong cuộc sống hằng ngày sẽ có lúc chúng ta vô tình bị chấn thương làm gãy chân. Sau khi bị chấn thương chúng ta có một thời gian dài phải nằm một chỗ đợi vết thương của chúng ta có thời gian hồi phục lại, tuy nhiên nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy việc phục hồi tích cực như vận động sớm tại các vị trí tổn thương một cách nhẹ nhàng có thể gia tăng hiệu quả phục hồi khi gãy chân. Vậy cách tập đi sau khi bị gãy chân như thế nào để vừa an toàn và vừa hiệu quả.
Hiểu về các giai đoạn liền xương tự nhiên của cơ thể
Quá trình liền xương tự nhiên của cơ thể bao gồm 3 bước.
– Giai đoạn viêm: Khi gãy chân thì xương bên trong bị gãy, điều này kéo theo việc máu chảy và hình thành nên quá trình viêm, quá trình này thường kéo dài trong vài ngày. Máu sẽ chảy vào những khu vực xương bị gãy và đông tụ tại đây dẫn đến quá trình viêm ngày một thêm kéo dài hơn.
– Giai đoạn sửa chữa: Ở quá trình sửa chữa thì cục máu đông được hình thành tại vị trí xương gãy bởi quá trình viêm sẽ được thay thế bằng mô sợi và sụn hay được biết với tên khác là mô sẹo mềm. Các mô sẹo mềm này từ từ chúng sẽ phát triển hình thành nên các mô sẹo cứng và có thể dễ dàng nhìn thấy thông qua chụp X quang sau khi gãy xương từ vài tuần đến vài ngày. Giai đoạn sửa chữa là giai đoạn quyết định người bệnh có thể chuyển qua giai đoạn phục hồi được không. Nếu giai đoạn sửa chữa nhanh chóng thì người bệnh càng nhanh chóng bước qua giai đoạn phục hồi hay tái tạo
– Giai đoạn tái tạo: Sau khi bước qua giai đoạn sửa chữa thì xương sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn tái tạo lại hình dạng và sức mạnh của xương. Trong giai đoạn này thì khả năng lưu thông máu trong cơ thể được cải thiện một cách rõ rệt. Đây là thời điểm mà những người bị thương nên tập vật lý trị liệu để tăng quá trình phục hồi của xương một cách mạnh mẽ hơn nữa.
Cách tập đi sau khi bị gãy chân
Như đã nói ở trên giai đoạn tập vật lý trị liệu cũng như để người bị gãy chân quen dần với động tác đi lại nên là giai đoạn tái tạo. Các bác sĩ chăm sóc sẽ quan sát và dự đoán các yếu tố cũng như mức độ phục hồi của cơ thể bản nhằm xác định cơ thể bạn đang trong giai đoạn nào và nếu đang trong giai đoạn tái tạo thì một quá trình tập đi cho bạn sẽ được bác sĩ tạo ra.
Một số cách tập đi cho người bị gãy chân trong giai đoạn tái tạo mà người chăm sóc cần lưu ý.
– Dùng nạng gỗ để tập đi khi xương chưa liền, đối tượng gãy cần lưu ý thanh ngang hay đầu nạng nên được tựa vào bên lồng ngực thay vì tì chúng vào nách
– Dáng đi của những người gãy chân nên đảm bảo là đi phải thẳng, không khom người quá nhiều về phía trước, mắt nhìn thẳng về trước, hai vai tựa sao cho nhìn chúng bằng nhau
– Mũi nạng và chân của người bệnh tạo thành hình tam giác. Dùng những thanh nạng đưa ra từ 10 – 30 cm và đầu nạng nên được giữ thăng bằng, khi bước đi thì người bệnh cần lưu ý bước chân không bị thương đi trước rồi mới tới chân bị thương. Và cứ như thế luyện tập hằng ngày cho đến khi xương đã gần liền
– Không chống gãy bên chân gãy vì rất ảnh hưởng đến dáng đi của bạn, bởi nó sẽ xấu đi ngay cả sau khi phục hồi. Khi xương đã hoàn toàn lành lặn thì bạn có thể bỏ hẳn nạn và tự đi bình thường
Một số lưu ý trong quá trình tập đi cho người gãy chân
Trong quá trình bị gãy chân thì người bệnh cần có một thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp đúng theo yêu cầu của bác sĩ. Một số thực phẩm mà người bị gãy xương nên ăn để làm tăng quá trình hồi phục:
– Các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt, cá, trứng và sữa sẽ rất hiệu quả thúc đẩy quá trình tái tạo xương cho cơ thể trong giai đoạn phục hồi. Tiếp theo, các loại thực phẩm giàu vitamin D như sữa bò, mỡ cá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi của xương từ đó làm quá trình phục hồi xảy ra nhanh hơn. Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu chất béo omega 3 với khả năng làm giảm viêm và tăng quá trình phục hồi một cách hiệu quả
– Chế độ sinh hoạt tốt như thực hiện tập vật lý trị liệu hằng ngày sẽ giúp người bệnh gãy xương tưng nhanh quá trình phục hồi. Bên cạnh đó việc nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn sẽ giúp cơ thể tăng nhanh quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể một cách hiệu quả. Cuối cùng những người bị gãy xương chân cũng nên lưu ý sau quá trình phục hội cũng không nên đặt quá nhiều trọng lượng lên cơ thể vì sẽ gây ra những ảnh hưởng nhỏ sau quá trình phục hồi
Trên đây cách tập đi sau khi bị gãy chân mà những người bệnh cần lưu ý. Nên nhớ, gãy chân rất nguy hiểm khi vô tình bị thì nên nghe theo mọi lời nói và thực hiện đúng sơ đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, để quá trình phục hồi của cơ thể xảy ra sớm và hiệu quả.