Do các thay đổi liên quan đến nội tiết tố, phụ nữ khi mang thai có thể gặp phải một số vấn đề về răng miệng như đau rau, buốt răng, đau nướu… Điều này có thể gây ra một số sự khó chịu cho bà mẹ, tuy nhiên, nhiều bà mẹ ngần ngại điều trị do lo sợ thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy liệu phụ nữ có thai thì có uống thuốc đau răng được không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân của việc đau răng khi mang thai là do đâu?
Trong quá trình mang thai, có nhiều thay đổi bên trong người phụ nữ. Các thay đổi này nhằm mục đích tạo điền kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi và ra đời của một em bé sơ sinh. Trong đó, quan trọng nhất là các thay đổi liên quan đến nội tiết tố. Các nội tiết tố này ngoài các tác động có lợi cho sự phát triển của em bé, còn gây ra một vài ảnh hưởng lên bà mẹ, trong đó bao gồm có răng miệng. Các biểu hiện thường gặp là cảm giác đau răng, ê buốt răng, chảy máu chân răng, đau vùng nướu… Ngoài ra, các tác động này cũng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của bà mẹ, làm giảm cảm giác ngon miệng, thèm ăn của bà mẹ, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bà mẹ. Bên cạnh đó, việc đau buốt vùng răng miệng quá nhiều cũng có thể gây ra cảm giác buồn nôn, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của ốm nghén. Nếu để lâu không điều trị, có thể gây ra tình trạng viêm nướu nghiêm trọng hơn, phá huỷ xương, sâu răng nặng và mất răng, các bệnh lý nha chu… Hiếm gặp hơn, đau răng hoặc nướu cũng có thể là một dấu hiệu của một khối u tiến triển trên nướu, không loại trừ khả năng ung thư. Ngoài ra, tình trạng đau buốt vùng răng miệng cũng có thể liên quan đến một số nguyên nhân sau đây:
- Việc mang thai gây ra cảm giác thèm ăn ở người phụ nữ, đặc biệt là một số món ăn gây hại cho răng. Khi mang thai, nhiều bà bầu có xu hướng thèm các loại đồ chua như xoài xanh, cóc, chanh, dưa chua… Đây là những loại thực phẩm có chứa nhiều acid, gây phá huỷ men răng và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong răng miệng.
- Sự phát triển của các mô quá mức trong quá trình mang thai (đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai) có thể gây ra các cơn đau răng. Mặt khác, sự thay đổi của mô răng có thể ảnh hưởng lên việc nhai và thói quen anh uống.
- Việc ăn nhiều loại thức ăn có đường hoặc carbohydrate nhưng không vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác đau buốt răng.
- Phụ nữ bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc ốm nghén có thể đẩy acid trong dạ dày vào khoang miệng, giảm pH nơi đây, gây hỏng men răng và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong răng miệng.
> Xem thêm:
Có nên điều trị thuốc đau răng khi đang mang thai không?
Đối với người bình thường, việc điều trị đau răng khá dễ dàng và không cần nhiều sự cân nhắc. Tuy nhiên, đối với trường hợp phụ nữ mang thai, việc điều trị bằng thuốc luôn gây lo lắng cho bà mẹ vì sợ ảnh hưởng lên thai nhi, bao gồm các dị tật bẩm sinh hoặc tăng nguy cơ sinh non. Một số thuốc chữa đau răng không nên được sử dụng trong thai kỳ do các nguy cơ nhiều hơn là lợi ích. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một số loại thuốc có thể giải quyết được tình trạng đau răng nhưng không ảnh hưởng lên thai nhi với các báo cáo đầy đủ về độ lành tính. Trong số đó, Acetaminophen là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Loại thuốc này có thể sử dụng thường xuyên trong suốt thai kỳ để giảm đau, giảm sốt mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mà hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn lên mẹ và thai nhi.
Các loại thuốc dùng để điều trị đau răng khi mang thai
Acetaminophen (Paracetamol)
Acetaminophen hay còn có tên gọi khác là Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, giảm sốt hiệu quả được sử dụng rất phổ biến trong cộng đồng. Bạn có thể tìm thấy loại thuốc này tại bất kỳ cửa hàng thuốc nào. Gần đây, một số báo cáo đã chứng minh được rằng loại thuốc này không gây ảnh hưởng lên thai nhi, do đó vẫn có thể sử dụng để giảm đau khi mang thai.
Tuy nhiên, cần lưu ý liều lượng Acetaminophen sử dụng, không nên sử dụng quá liều tối đa cho phép. Theo một số nghiên cứu, việc sử dụng quá thường xuyên Acetaminophen ở phụ nữ có thai có liên quan đến việc tăng tỷ lệ trẻ sinh ra bị tăng động. Ngoài ra, loại thuốc này cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ.
Ibuprofen và Naproxen
Ibuprofen và Naproxen đều là những thuốc thuộc nhóm NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroids). Đây được coi là hai loại thuốc an toàn cho phụ nữ có thai. Tương tự như Acetaminophen, hai loại thuốc này cũng có tác dụng chữa đau răng, ê buốt vùng răng và một số loại đau khác. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng hai loại thuốc này. Theo một số báo cáo, Ibuprofen và Naproxen được cho là an toàn khi sử dụng trong 20 tuần đầu, nhưng hai loại thuốc này lại không được khuyến cáo sử dụng trong nửa cuối thai kỳ. Theo một số báo cáo, việc sử dụng Ibuprofen và Naproxen trong nửa cuối thai kỳ có liên quan đến việc tăng tỷ lệ gặp dị tật về thận hoặc băng huyết sau sinh ở thai phụ. Để chắc chắn khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Mặc dù có thể sử dụng, nhưng việc sử dụng các loại thuốc trên đều cần có sự đồng ý của bác sĩ. Thông thường, việc điều trị các loại thuốc này chỉ được chỉ định ngắn hạn trong vài ngày.
Các loại thuốc điều trị đau răng không nên sử dụng
Aspirin và các thuốc nhóm NSAIDs
Aspirin là một loại thuốc không được khuyến khích sử dụng trong khi mang thai. Mặc dù Aspirin vẫn được chỉ định trong một số trường hợp có nguy cơ cao tiền sản giật. Tuy nhiên, tất cả các thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs, ngoại trừ Ibuprofen và Naproxen đều không nên được sử dụng trong thai kỳ.
Các vấn đề liên quan đến Aspirin trong thai kỳ thường là thiểu ối (nước nối ít hơn bình thường), mặc dù điều này tương đối hiếm gặp. Ngoài ra, các loại thuốc này cũng làm tăng nguy cơ các dị tật về tim mạch, thận cho thai nhi và một số vấn đề khác ở thai phụ.
Thuốc giảm đau nhóm Opioid
Opioid là một nhóm thuốc giảm đau mạnh, được coi là lựa chọn cuối cùng của bậc thang điều trị đau. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm Codein, Tramadol, Morphine… Mặc dù loại thuốc này có thể chấm dứt hầu hết mọi cơn đau, tuy nhiên loại thuốc này lại không được khuyến cáo sử dụng ở phụ nữ có thai do các tác hại của nó. Việc sử dụng Opioid ở phụ nữ có thai được cho là có liên quan đến các tình trạng sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc sinh non. Trẻ em được sinh ra cũng có thể bị nhẹ cân, suy hô hấp cấp, thường xuyên buồn ngủ và một số vấn đề không mong muốn khi bú. Ngoài ra, đây còn là một chất có thể gây nghiện, do đó không phù hợp cho phụ nữ mang thai.
Các điều trị hỗ trợ đối với đau răng khi mang thai có thể thực hiện tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị đau vùng răng miệng, người bệnh cũng có thể cân nhắc một số biện pháp không dùng thuốc sau đây để hỗ trợ cho quá trình điều trị:
- Súc miệng bằng nước ấm: Sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là đồ ngọt, đồ chua hoặc sau khi nôn mửa, ốm nghén, hãy súc miệng thật sạch bằng nước ấm để loại bỏ hết các mảnh vụn thức ăn, các thành phần acid trong răng miệng để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh: Việc chườm ấm giúp giảm sưng hiệu quả, đồng thời tạo cảm giác dễ chịu, giúp bà mẹ quên đi cảm giác đau. Chườm lạnh cũng đem lại hiệu quả trong việc giảm đau nhanh chóng do cảm giác lạnh làm tê buốt các sợi thần kinh trong răng miệng.
- Bạc hà: Với tác dụng giảm đau, kháng viêm tốt, cũng như hiệu quả gây tê nhờ sự the mát, bạc hà cũng có thể sử dụng như một cách điều trị đau răng trong thời kỳ mang thai. Bạn có thể có nhiều cách để sử dụng bạc hà, bao gồm nhai lá bạc hà, súc miệng hoặc dùng kem đánh răng có thành phần chứa bạc hà, uống các loại trà bạc hà.
- Cắn nụ đinh hương: Cắn nụ đinh hương ở vùng răng đau có thể giúp khử trùng và hạn chế các cơn đau. Ngoài ra, có thể thay thế bằng vài giọt tinh dầu đinh hương nhỏ trực tiếp lên răng hoặc thấm tinh dầu vào bông gòn và đặt lên vùng răng đau. Các phương pháp này đều giúp giảm đau rất hiệu quả.
- Lá ổi: Lá ổi cũng là một lựa chọn rất tốt và an toàn cho bà mẹ mang thai. Có hai cách để sử dụng lá ổi, bao gồm nhai sống lá ổi hoặc đun sôi lên với nước để súc miệng.
- Húng quế: Bạn có thể đun sôi húng quế với nước rồi lấy phần nước này để súc miệng. Phương pháp này cũng đem lại hiệu quả tốt trong giảm đau răng miệng.
- Tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa chất allicin, chất này có khả năng kháng khuẩn nhẹ, kháng viêm, giảm đau tương đối hiệu quả. Mỗi ngày bạn có thể nhai một tép tỏi ở vùng răng đau có thể giúp cải thiện tốt các triệu chứng đau nhức ở đây.
- Hành tây: Hành tây có thể giúp khử khuẩn hiệu quả cũng như góp phần giúp giảm đau theo cơ chế chống viêm, theo quan điểm của Y học cổ truyền. Do đó, bà mẹ mang thai có thể thử cách nhai một ít hành tây sống ở vùng răng đau, điều này giúp cải thiện đáng kể cơn đau.
- Tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm cũng được biết tới với khả năng kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt, giúp bảo vệ răng miệng. Để sử dụng, bạn hãy nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tràm vào khoảng 90 ml nước ấm, sau đó dùng nước này để súc miệng.
- Trà xanh: Với Tanin chứa trong thành phần, trà xanh giúp giảm viêm và giảm đau rất hiệu quả. Trà xanh thường được sử dụng bằng các túi trà ngâm trong nước ấm, rồi dùng nước trà súc miệng.
- Lựu: Quả lựu có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ vệ sinh răng miệng và loại bỏ các mảng bám.
- Nha đam: Trong nha đam có các đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm nhẹ giúp bảo vệ răng miệng tốt. Thai phụ có thể sử dụng nha đam bằng cách pha với nước và ngậm trong miệng.
Hầu hết các cơn đau răng trong quá trình mang thai thường nhẹ và không cần phải điều trị chuyên sâu. Vì vậy, bà mẹ có thể lựa chọn giữa việc dùng thuốc giảm đau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc sử dụng một số biện pháp tự điều trị như trên, cũng có thể kết hợp cả hai để mang lại hiệu quả cao hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến điều trị, hãy trao đổi điều này với các bác sĩ chuyên khoa.
Một số điều cần nhớ khi điều trị đau răng cho bà mẹ mang thai
Trước khi quyết định điều trị đau nhức răng trong khi mang thai, bà mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Khám nha khoa để đảm bảo sức khoẻ vùng răng miệng trong quá trình mang thai.
- Cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế các chất gây hại lên răng miệng như thức ăn nhiều điều, nhiều acid… Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… nhằm bổ sung canxi cho mẹ, giúp bồi bổ men răng, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, kết hợp súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám.
- Sau khi ốm nghén, nôn mửa hay bị trào ngược dạ dày thực quản, hãy súc miệng thật sạch để đảm bảo môi trường răng miệng luôn được sạch sẽ, loại bỏ lượng acid tồn đọng trong khoang miệng.
Trên đây là bài viết “Phụ Nữ Có Thai Uống Thuốc Đau Răng Được Không?“. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc một vài thông tin hữu ích về việc điều trị đau răng ở phụ nữ có thai. Nếu thấy bài viết trên hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để nhiều người được tiếp cận thông tin này hơn nhé!